Khác với nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, thì “nông nghiệp số” chính là sự thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, lấy ứng dụng công nghệ blockchain và truy xuất nguồn gốc làm trọng tâm trong quá trình sản xuất, chế biến, giúp cho những hoạt động sản xuất được chính xác, chặt chẽ, tự động hóa mà con người không cần có mặt trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống và làm giàu cho người dân.
Cụ thể hơn, “nông nghiệp số” là sự tích hợp đồng bộ các công nghệ trong mọi thành phần và quy trình sản xuất (công nghệ về giống, công nghệ chăm sóc gieo trồng, chăn nuôi; công nghệ tưới tiêu; công nghệ thu hoạch và bảo quản; công nghệ chế biến; công nghệ tự động hóa; công nghệ quản lý…) và được điều khiển trên nền tảng công nghệ thông tin.
Đối với “nông nghiệp số”, mọi thông tin đều ở dạng số hóa từ giai đoạn gieo hạt đến giai đoạn tiêu dùng, tất cả quá trình sản xuất, giao dịch với đối tác bên ngoài (ví dụ: các nhà cung cấp, các khách hàng tiêu thụ…) đều được truyền dữ liệu, xử lý, phân tích dữ liệu phần lớn tự động trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud computing).
Trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – thời đại của công nghệ và tự động hoá, đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải thay đổi đồng bộ nền nông nghiệp trên toàn cầu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, chúng ta có những lợi thế cạnh tranh to lớn từ mẹ thiên nhiên ban tặng. Đất đai, khí hậu, những con người cần cù chăm chỉ, tất cả những nhân tố ấy đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam luôn là một trong những nền nông nghiệp đứng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng trong top 20 thế giới.
Ngoài ra, chúng ta cũng đang ngày càng có thế mạnh về công nghệ, áp dụng canh tác số vào sản xuất để đạt được những thành tựu đột phá về năng suất và chất lượng nông sản.
Các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng cải tiến phương thức canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản nhưng thiếu sự liên kết.
Như vậy, mặc dù chúng ta có những lợi thế nhất định về nông nghiệp nhưng chưa có một tổ chức thống nhất, liên kết để sự phát triển ấy ngày một bền vững hơn và chính vì lý do ấy mà VIDA ra đời.
VIDA- Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam, là một tổ chức tiên phong trong việc thúc đẩy chuyển đổi số cho nền nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu bức thiết của thời đại, là một “ sợi dây liên kết” của nền nông nghiệp Việt Nam, mang đến sự phát triển ngày càng hùng mạnh và bền vững.
Sứ mệnh của chúng tôi: “Giàu từ Nông nghiệp – Prosperity by Agriculture” Đó chính là “kim chỉ nam” cho hoạt động của VIDA.
Chúng tôi luôn mong muốn đưa nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng phồn vinh và thịnh vượng bằng cách quy tụ sức mạnh tập thể, phát huy tinh thần đoàn kết, tập hợp nguồn lực, kết nối đa phương.
Từ đó, giúp cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển theo hướng số hóa với mục tiêu tối thượng.
Trách nhiệm của chúng tôi: Với sứ mệnh đem đến sự phồn thịnh cho nền nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi cần phải đảm nhận tốt vai trò là một cầu nối và là một đơn vị đưa ra chiến lược, mang đến những giải pháp số hóa cho thị trường nông nghiệp nước nhà. Để làm tốt trách nhiệm đó, VIDA cần phải:
Thiết lập các mô hình chuyển đổi số thành công ngành nông nghiệp;
Tham vấn để hiện đại hóa chính sách nông nghiệp;
Thu hút đầu tư quy mô lớn cho nông nghiệp, chế biến;
Mở rộng thị trường, … đưa Việt Nam vươn lên nhóm nền nông nghiệp số hàng đầu thế giới
Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổchức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các hội viên là tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ số hóa vì sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam tiến tới nền nông nghiệp số, tham gia sâu rộng vào quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số, đóng góp trực tiếp và hiệu quả vào sự phát triển kinh tế của đất nước và chủ động tham gia các hoạt động kiến tạo một môi trường pháp lý hài hòa, tổ chức xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường nông sản, cập nhật, ứng dụng công nghệ số trong canh tác, quy hoạch, quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản và chế biến của Việt Nam.
Mục đích của Hiệp hội làtập hợp ý kiến về những khó khăn, thách thức từ các thành viên của Hiệp hội,chủ động phối hợp với các tổ chức, hiệp hội liên quan vì mục đích kiến nghị,trình tham vấn Chính phủ, các Bộ ngành hữu quan nhằm kiến tạo môi trường pháp lý hài hòa, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư phát triển hiệu quả lĩnh vực nông nghiệp có ứng dụng công nghệ và tiến tớimột nền nông nghiệp số hóa tại Việt Nam.
Tổ chức nghiên cứu, cập nhật những công nghệ hiện đại phù hợp để ứng dụng trong canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản nâng cao chất lượng nông sản, mở rộng thị trường sản phẩm nông, thủy, hải sản của Việt Nam; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ blockchain và các công nghệ khác nhằm xây dựng mạng lưới liên kết trong sản xuất, liên doanh, hợp tác quốctế, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường thế giới, phục vụ mục tiêu của Hiệp hội.
Chủ tịch Công ty Cổ phần FPT
TGĐ Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Trùng hạ thảo
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn
Tổng giám đốc Công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nafoods Group
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Visimex
Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân
Để trở thành một tổ chức hoạt động có hiệu quả, VIDA xác định các mục tiêu cần đạt được:
Đầu tiên, VIDA mong muốn tổ chức là tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp số với Chính phủ
Tiếp theo, VIDA định hình là tổ chức nghiên cứu, cập nhật, áp dụng công nghệ hiện đại nhất vào chuỗi giá trị nông nghiệp, lấy chuỗi giá trị toàn cầu làm mục tiêu đầu tư, sản xuất.
Sau đó, có thể ứng dụng công nghệ blockchain xây dựng mạng lưới liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại từ đó mở rộng thị trường thế giới.
Và cuối cùng là thu hút đầu tư quy mô lớn để hiện đại hóa ngành nông nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững.